Hoạt động áp dụng sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua các hoạt động trải nghiệm tại lớp 4 tuổi B1 Trường Mầm non Bản Ngoại”.
Hoạt động áp dụng sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua các hoạt động trải nghiệm tại lớp 4 tuổi B1 Trường Mầm non Bản Ngoại”.
Đối với trẻ mầm non từ khi lọt lòng trẻ đã có phản ứng thu hút sự quan tâm của người lớn, nhất là người mẹ. Trẻ muốn được ôm ấp, vỗ về thể hiện nhu cầu muốn gắn bó với người lớn. Khi trẻ 4-5 tuổi có thể biểu lộ cảm xúc giống như cảm giác hối hận, sự biểu lộ cảm xúc suất hiện bị ảnh hưởng nhiều bởi người chăm sóc. Khi trẻ tiếp xúc với các tình huống khác nhau đời sống cảm xúc của trẻ cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Trẻ học cách điều chỉnh phản ứng cảm xúc của mình với mọi người và trải nghiệm bằng cách xem và cảm nhận phản ứng của người chăm sóc trẻ bước đầu nhận thức được cảm xúc của bản thân và của người khác, đồng thời dần hình thành và phát triển cách thức biểu hiện cũng như quản lý cảm xúc ngày một hiệu quả hơn. Khi trẻ lớn lên và tiếp xúc với các tình huống khác nhau, đời sống của trẻ cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Những phản ứng của người lớn qua giao tiếp hàng ngày giúp trẻ hiểu rõ hơn cảm nhận của bản thân cũng như có thể nhận biết được cảm xúc của người khác. Trong giai đoạn mẫu giáo 3-5 tuổi trẻ được trang bị tốt hơn để diễn đạt bằng cảm xúc thay vì giao tiếp qua cử chỉ thể chất hoặc hành vi.
Trẻ có thể nhận biết được các trạng thái cảm xúc của bản thân và của người khác như : Vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi, xấu hổ, trẻ có khả năng thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh, bộc lộ cảm xúc theo các cách khác nhau tùy vào đặc điểm riêng của từng trẻ, trẻ có khả năng biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích, trẻ bắt đầu hiểu biết về cảm xúc yêu thương bản thân và những người khác, nhu cầu được yêu thương, trìu mến của trẻ rất mạnh mẽ đồng thời trẻ rất lo sợ trước thái độ thờ ơ lạnh nhạt của người khác đối với mình. Trẻ vui mừng khi được bố, mẹ, cô giáo hay bạn bè yêu thương khen ngợi và cũng thực sự buồn khi người khác ghét bỏ xa lánh, trẻ thường tỏ ra lo lắng, buồn phiền khi người thân bị ốm đau có chuyện buồn và muốn được động viên, chăm sóc.
Trải nghiệm là quá trình cá nhân tiếp xúc với sự vật hiện tượng, sự kiện trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội và vận dụng vốn kinh nghiệm, các giác quan để tiến hành giải quyết một vấn đề nào đó, qua đó có được kinh nghiệm và kiến thức kĩ năng hoặc tình cảm, thái độ nhất định. Giáo dục cảm xúc cho trẻ thông qua trải nghiệm là hoạt động sư phạm các nhà giáo thực hiện việc thiết kế, tổ chức, điều khiển tổ chức các hoạt động học và chơi bằng cách tạo điều kiện cho trẻ tích cực được thử nghiệm, khám phá, suy ngẫm, chia sẻ và phản hồi các kinh nghiệm mà trẻ đã trải qua để hình thành ở trẻ những kinh nghiệm mới về kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ nhất định hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Cảm xúc của trẻ mầm non là những rung động thể hiện thái độ của trẻ đối với đối tượng có liên quan đến sự thoa mãn nhu cầu của bản thân hoặc đáp ứng những yêu cầu của xã hội và đươc thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ (Khuôn mặt, cử chỉ, đệu bộ). Trải nghiệm là quá trình cá nhân tiếp xúc với sự vật, hiện tượng trong môi trường và vận dụng vốn kinh nghiệm, các giác quan để tiến hành giải quyết một vấn đề nào đó, qua đó có được kinh nghiệm về kiến thức, kĩ năng hoặc tình cảm, thái độ nhất định
Năm học 2021- 2022 theo sự phân công của Ban Giám Hiệu nhà trường , tôi phụ trách giảng dạy lớp 4 tuổi B1 với tổng số trẻ là 33 cháu. Đa số các cháu đều ngoan, lễ phép, hiếu động và ham tìm tòi sáng tạo, để phát huy tính sáng tạo, thích khám phá và trẻ tích cực tham gia hơn nữa vào các hoạt động giáo dục cảm xúc thì tôi đặc biệt quan tâm đến việc cho trẻ học mà chơi, chơi mà học qua các hoạt động trải nghiệm.
Nhằm hướng đến những đứa trẻ biết thể hiện cảm xúc tích cực với bạn bè và người lớn trong các hoạt động hằng ngày, nhận biết một số cảm xúc của mọi người xung quanh qua cử chỉ lời nói trong sinh hoạt hằng ngày, tích cực tham gia vào nhóm bạn để cùng thực hiện nhiệm vụ, Khả năng điều chỉnh, kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân, thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, hoà đồng, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ . Tôi đã áp dụng " Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua các hoạt động trải nghiệm tại lớp 4 tuổi B1 Trường Mầm non Bản Ngoại"
Để trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua trải nghiệm một cách tích cực,, chủ động, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Bản thân tự học, tự bồi dưỡng để tích lũy kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ lớp 4 tuổi B1 thông qua trải nghiệm.
Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua trải nghiệm cho trẻ
Biện pháp 3. Tạo môi trường giáo dục cảm xúc cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm
Biện pháp 4. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm phù hợp với các chủ đề và sự kiện trong năm học nhằm giáo dục cảm xúc cho trẻ.
Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh, các thành viên trong tổ chuyên môn cùng chung tay tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục cảm xúc cho trẻ.
Với những biện pháp mà tôi áp dụng mang lại những hiệu quả :
* Đối với trẻ
- Giúp trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm, được thể hiện bản thân, được trổ tài, được tự do tạo sản phẩm và thưởng thức những sản phẩm của mình và của bạn, cảm xúc tích cự thể hiện rõ nét trên mỗi cá nhân trẻ.
- Trẻ đã biết tự lựa chọn hoạt động trải nghiệm, hoạt động thì tích cực, sử dụng đúng chức năng của đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu trong trải nghiệm.
- Trẻ tích cực tương tác với các bạn trong lớp giúp trẻ thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Hoạt động trải nghiệm còn giúp trẻ năng động, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể, hồn nhiên trong giao tiếp và thể hiện cảm xúc đúng mực với mọi người xung quanh.
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động vui chơi, học tập, hoạt động khác trong ngày khả năng chú ý nâng lên rõ rệt, yêu thích đến lớp, tích cực bảy tỏ ý muốn của bản thân.
* Đối với giáo viên
- Bản thân tôi đã cũng đã tích luỹ được cho mình những vốn kinh nghiệm quý báu về việc tích hợp những nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ vào các hoạt động trải nghiệm,
- Có sự sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ giúp trẻ hứng thú ,tích cực và say mê hoạt động hơn.
* Về phía cha mẹ trẻ
- Các bậc cha mẹ thấy sự năng động,thích tìm tòi khám phá và tự tin của con mình khác hắn so với đầu năm học, đặc biệt là sự hồn nhiên của trẻ trong giao tiếp. hay khả năng chú ý của con mình cùng được nâng lên rõ rệt, buổi sáng được bố mẹ đưa đi học thấy được sự phấn khởi , thích thú khi được đến trường, đến lớp và thấy con mình vô tư thể hiện tình cảm cho bố,mẹ , bạn bè và các cô giáo.
- Cha mẹ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục cảm xúc của trẻ thông qua trải nghiệm, phụ huynh nhiệt tình ủng hộ lớp và các con những nguyên vật liệu tự nhiên, chai lọ, củi, gạo nếp…để phục vụ cho các buổi trải nghiệm.
* Một số hình ảnh minh chứng
Trẻ trải nghiệm làm bánh trung thu cùng các bạn trong khối 4 tuổi nhân dịp tết trung thu
Trẻ tham gia trải nghiệm bóc trứng và khám phá chất đạm - Chủ đề dinh dưỡng sức khoẻ
.png)
Bé trải nghiệm làm bánh kem và tổ chức sinh nhật bạn trong ngày lễ noel


.jpg)
Trẻ tập yoga trong ngày hội khoẻ măng non



Trẻ trải nghiệm làm bánh trưng cùng các bạn trong khối 4 tuổi
.jpg)
Trẻ tìm hiểu tết hàn thực và trải nghiệm nặn bánh trôi
.jpg)
Trẻ rửa tay